Người Hoa ở Sài Gòn ngày nay đa số là hậu duệ của những Hoa trong phong trào "phản Thanh phục Minh" xưa thất bại, bị nhà Thanh đàn áp phải chạy sang Việt Nam từ giữa thế kỷ XVII. Trải qua nhiều thế hệ sinh sống ở đất Sài Gòn- Gia Định, cộng đồng người Hoa hiện nay chiếm khoảng 10 % dân số Sài Gòn. Họ có sự đoàn kết, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và làm ăn, buôn bán rất giỏi. Khu vực tập trung cộng đồng người Hoa đông đúc nhất Sài Gòn hiện nay là khu vực Chợ Lớn thuộc quận 5. Khu vực này được người ta gọi là phố người Hoa hay còn gọi là China Town của Sài Gòn.
|
Một góc khu phố người Hoa ở Chợ Lớn, quận 5 Sài Gòn |
Quận 5 là nơi có nhiều gia đình người Hoa sinh sống nhất ở Sài Gòn. Anh lái xe Grap nói với mình người Hoa ở đây phải chiếm tới 85 %. Không biết có đúng không nhưng nhà cửa, phố xá, các biển hiệu quảng cáo nơi này sử dụng chữ Trung Quốc rất phổ biến, đa số các biển hiệu mình thấy sử dụng song ngữ Việt - Hoa.
|
Các cửa hàng ở Chợ Lớn đa số dùng song ngữ Việt - Hoa trên biển hiệu |
Người Hoa ở Sài Gòn kinh doanh, buôn bán rất giỏi. Chiếm khoảng 10% dân số Sài Gòn nhưng khoảng 30% doanh nghiệp đang hoạt động ở thành phố sôi động bậc nhất Việt Nam này là của người Hoa. Các thế hệ người Hoa sinh sống nơi này đóng góp rất đáng kể vào sự phát triển nói chung và kinh tế nói riêng của thành phố. Ở các khu phố tập trung đông người Hoa sinh sống, hoạt động kinh doanh, buôn bán diễn ra khá sôi động và tấp nập.
Ở quận 5 ngày nay còn rất nhiều Hội quán, Đình, Đền do các thế hệ người Hoa trước kia xây dựng và được duy trì, bảo tồn cho đến ngày nay. Mình đã tranh thủ ghé thăm Hội quán Hà Chương ở đường Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5. Đây là nơi sinh hoạt tâm linh của cộng đồng người Hoa có nguồn gốc từ Phúc Kiến, được xây dựng từ cuối thế kỷ 17.
|
Hội quán Hà Chương ở số 802 đường Nguyễn Trãi, phường 14 quận 5 |
|
Đang mùa thi, mình thấy có vài cô cậu học trò thành tâm cầu khấn trong Hội quán |
Ngoài Hội quán Hà Chương, ở quận 5 còn nhiều di tích lịch sử do các thế hệ người Hoa xây dựng và bảo tồn cho đến ngày nay.
|
Đền thờ tổ nghề thợ bạc |
|
Nhà thờ của một dòng họ người Hoa theo đạo Thiên chúa giáo |
0 nhận xét:
Post a Comment