Sunday, May 29, 2016

Ngụ ngôn Rùa và Thỏ @

Câu chuyện Rùa và Thỏ thi chạy đã quá nổi tiếng, hầu như ai cũng biết. Rùa chậm chạm nhưng lại chiến thắng được Thỏ nhanh nhẹn khiến tất cả đều kinh ngạc. Bài học rút ra ở đây là: Chậm mà chắc còn hơn là nhanh ẩu và chủ quan. Thế nhưng ít ai biết, sau lần chạy thi đó, Rùa và Thỏ còn hẹn nhau thi chạy nhiều lần nữa.
Câu chuyện Rùa và Thỏ để lại nhiều bài học ý nghĩa
Câu chuyện Rùa và Thỏ để lại nhiều bài học ý nghĩa

Do cay cú nên Thỏ gạ Rùa chạy lại. Rùa đang lâng lâng trong men say chiến thắng nên khá tự tin, cũng không có lý do gì để từ chối. Rút kinh nghiệm lần trước, lần này Thỏ chú tâm chạy, không đuổi hoa bắt bướm như lần trước nữa. Kết quả lần này Thỏ chiến thắng tuyệt đối trước Rùa. Thỏ gỡ gạc lại được phần nào thể diện. Hóa ra là Nhanh chắc vẫn hơn chậm chắc

Lần thứ ba thi đấu, lần này Rùa chủ động gạ Thỏ. Biết rõ bất lợi của mình nên lần này Rùa gạ Thỏ đua xe, thằng nào có xe gì thì dùng xe đấy. Thỏ thích con xe đạp địa hình đã lâu nên nhân dịp này rút tiền tiết kiệm mua luôn. Đến ngày thi đấu, Thỏ hào hứng phi xe ra đợi Rùa. Một lúc sau Rùa đến, cưỡi trên con SH 150 phân khối phiên bản động vật khiến Thỏ run nhong nhóc. Kết quả đương nhiên là xe đạp thua, Thỏ đạp phọt cứt vẫn hít khói SH 150 của Rùa. Bài học rút ra ở đây là nỗ lực không bằng lựa chọn. Sự lựa chọn đúng đã mang lại ưu thế tuyệt đối cho Rùa. Thỏ dù nỗ lực hơn 100% sức lực cũng không thể thắng Rùa được. Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy. sự lựa chọn là cực kỳ quan trọng. Sự lựa chọn đó có thể là lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn phương tiện làm việc, hay phương pháp làm việc. Nguyễn Hà Đông nếu như không chọn làm game mà lại về quê cấy lúa chẳng hạn, thì chắc chắn sẽ chẳng thể nào có Flappy Bird, chẳng thể nào trở thành triệu phú chỉ sau một đêm dù có nỗ lực đến mấy.

Lại nói về Thỏ, lần thua này còn mất mặt hơn cả lần đầu, bực nhất là bọn Thỏ cái cứ nhìn thấy Thỏ là lại ôm bụng cười ngặt nghẽo hỏi Thỏ liệu có muốn bán xe đạp? Thỏ gạ Rùa thi đấu lại lần nữa, thể lệ vẫn như cũ nghĩa là thích đi kiểu đéo gì cũng được, cứ ai đến đích trước là thắng. Rùa nghe ngóng không thấy Thỏ mua xe gì mới nên yên tâm nhận lời. Lần này Thỏ lựa chọn đoạn đường đang sửa chữa, gạch đá lổn nhổn để thi đấu. SH của Rùa rú ga ầm ĩ không thể nào mà đi được, thỉnh thoảng lại cắm đầu, hất Rùa xuống đất sứt hết cả bộ mai đẹp. Thỏ chẳng cần xe cộ gì cả, cứ men theo lề đường mà chạy một mạch về đích trước Rùa. Lần này Thỏ giành phần thắng. Rùa mặc dù có xe ngon nhưng đường xấu không chạy được nên thua thê thảm. Bài học ở đây là: Tài năng chỉ có thể phát triển nếu ở môi trường phù hợp. Bạn tài giỏi, tốt nghiệp đại học Havard mà lại về làm cho công ty hoạt động theo cơ chế lạc hậu, thụ động, thiếu chuyên nghiệp, nhất là lại có thằng sếp ngu dốt, diện con ông cháu cha nữa thì đúng là bi kịch. Tài năng, bằng cấp của bạn lúc này chẳng khác gì món đồ trang sức, chỉ để làm đẹp hồ sơ chứ chẳng thể có đất để sử dụng và phát triển.

Lần thứ 5 thi chạy với Thỏ, biết không chơi sòng phẳng với Thỏ được nên Rùa gọi thêm đồng bọn đứng rải suốt chặng đường đua. Thỏ chạy hết sức, cứ lần nào ngoái đầu lại xem Rùa đâu thì lại nghe thấy tiếng Rùa ở phía trước "Tao ở đây cơ mà" nên đâm ra hoảng, không hiểu Rùa ăn gì mà chạy nhanh thế. Về đến đích Thỏ đã thấy Rùa đợi ở đó từ lúc nào. Trên đường về Thỏ thấy một đàn Rùa bò lúc nhúc trên đường thì chợt hiểu ra vấn đề, nên lẩm bẩm: "Đúng là đặc công không bằng đông cặc".

Sau nhiều lần thi thố, Rùa và Thỏ đã thân nhau, thỉnh thoảng lại rủ nhau đi làm vài quai bia cho mát. Một hôm xấu trời, sau khi đã nhậu bét nhè, Rùa mạnh dạn gạ Thỏ chạy thi lần nữa. Đích đến là hang cáo ở bên kia cánh rừng. Hai thằng đều phê bia nên tốc độ chẳng hơn kém nhau là mấy, cuối cùng cả hai đến đích cùng lúc. Vừa khéo lúc Cáo trở về, nhìn thấy Rùa và Thỏ liền túm cả hai cho vào nồi. Tối hôm đấy Cáo và đồng bọn có món Thỏ rán và Rùa rang muối. Bài học cuối cùng rút ra từ câu chuyện Rùa và Thỏ là Hãy lựa chọn đích đến phù hợp. Nhiều người lựa chọn mục tiêu không phù hợp với khả năng nên suốt đời thất bại. Lại có nhiều người xác định sai mục đích sống, mải miết kiếm tiền mà không quan tâm tới sức khỏe nên chết sớm, trước khi qua đời vẫn hận không mang tiền đi theo được.

 

 

0 nhận xét:

Post a Comment